Sau hơn một thập kỷ lên kế hoạch, việc xây đường hầm Fehmarnbelt đã bắt đầu vào năm 2020. Công trình có chiều dài 18km, được đánh giá là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Âu với kinh phí xây dựng hơn 8,2 tỷ USD. Nằm ở độ sâu 40m dưới biển Baltic, đường hầm vượt biển dài nhất thế giới nối Đan Mạch và Đức dự kiến sẽ hoàn thành và khai trương vào năm 2029, qua đó giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố ở hai quốc gia.
Quá trình xây dựng đường hầm đòi hỏi 360.000 tấn thanh cốt thép, gấp gần 50 lần trọng lượng cấu trúc kim loại của tháp Eiffel. Công trường bên phía Đan Mạch rộng bằng 373 sân bóng đá. Hoạt động nạo vét rãnh đường hầm dài 18 km cần tới 70 tàu tham gia. Tổng cộng, khoảng 12 triệu m3 đất được đào từ đáy biển.
Đường hầm ống chìm bao gồm 79 đoạn tiêu chuẩn và 10 đoạn đặc biệt. Mỗi đoạn tiêu chuẩn nặng khoảng 73.000 tấn và dài 217 m, rộng 42 m và cao 10 m. Đoạn đặc biệt nhỏ hơn dài bằng gần 1/2 nhưng rộng và cao hơn một chút so với đoạn tiêu chuẩn. Các đoạn đường hầm được đúc sẵn trên đất liền, sau đó đặt vào vị trí bằng sà lan, cuối cùng nhấn chìm và bịt kín ở đáy biển tại độ sâu lên tới 40 m. Hiện tổng cộng khoảng 2.500 người làm việc trực tiếp ở dự án này.
Chi phí xây dựng đường hầm Fehmarnbelt vào khoảng 1,2 tỷ USD và theo dự kiến, đường hầm Fehmarnbelt sẽ hoàn thành vào năm 2029, nó sẽ hoạt động tối thiểu trong 120 năm. Dự án Hầm Fehmarnbelt cũng gặp phải nhiều thách thức và tranh cãi khi các nhà hoạt động môi trường lo ngại về tác động của việc nạo vét và xây dựng hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt đã được áp dụng để giảm thiều các tác động này.
Hầm Fehmarnbelt được xây dựng thế nào ?
Bình luận